Thiết Kế Kiến Trúc Cá Nhân Hóa Phòng Ngủ Là Gì?

Sau một ngày dài, chúng ta thường mong trở về nhà, nằm lên chiếc giường ấm áp và mềm mại của mình để xua tan đi cái mệt mỏi của một ngày làm việc. Giường ngủ, hay rộng hơn là phòng ngủ, là nơi an toàn, thoải mái nhất trong ngôi nhà của mình. Chính vì thế cần tăng cường tính cá nhân hóa phòng ngủ lên cao, cao hơn rất nhiều so với những không gian khác trong ngôi nhà.

1.Thiết Kế Kiến Trúc Cá Nhân Hóa Phòng Ngủ Là Gì?

Thiết kế kiến trúc cá nhân hóa phòng ngủ là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích nhu cầu ngủ và sinh hoạt trong phòng ngủ chủ nhân. Để thiết kế ra một phòng ngủ phục vụ đúng nhu cầu sinh hoạt và truyền tải được cá tính của chủ nhân bên trong phòng ngủ đó.

Kiến Trúc Cá Nhân Hóa Phòng Ngủ Là Gì?
Kiến Trúc Cá Nhân Hóa Phòng Ngủ Là Gì?

>>> Xem Thêm: Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Biệt Thự Là Gì ? Có Gì Đặt Biệt ?

2. Đặc Điểm Của Thiết Kế Kiến Trúc Cá Nhân Hóa Phòng Ngủ

2.1. Phòng Ngủ Đáp Ứng Đúng Nhu Cầu Ngủ Của Chủ Nhân

Mỗi con người có một nhu cầu, thói quen sinh hoạt hay những ngành nghề ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của họ. Điều này dẫn đến thói quen ngủ của họ khác nhau. Trong đó, bao gồm cả những thói quen trước ngủ, trong ngủ và sau ngủ. Vậy nên, một giường ngủ đôi khi vẫn phải kết hợp với một số thiết bị, đồ đạc, công tắc, bóng đèn,… khác nhau để phục vụ đúng nhu cầu của họ.

Ví dụ 1: Một người có thói quen trước khi ngủ sẽ đọc sách sẽ cần một đèn đọc sách ở đầu giường. Với cường độ ánh sáng có thể thay đổi được và sử dụng loại đèn có thể thay đổi được góc chiếu vào cuốn sách.

Ví dụ 2: Một số người có thói quen ngủ mà không mặc đồ. Vì vậy ta cần bố trí vị trí giường ngủ, rèm cửa, cửa sổ phù hợp để họ cảm thấy an toàn khi đang ngủ. Và nếu họ có dậy trễ thì người khác cũng không thể vô tình nhìn thấy họ đang không mặc gì.

Phòng Ngủ Đáp Ứng Đúng Nhu Cầu Ngủ Của Chủ Nhân
Phòng Ngủ Đáp Ứng Đúng Nhu Cầu Ngủ Của Chủ Nhân

Ví dụ 3: Một người có thói quen sau khi thức dậy sẽ tắm nước ấm vào buổi sáng. Trong lúc đó, máy pha cafe đang hoạt động và họ sẽ đọc những trang báo đầu ngày tại chiếc ghế đọc sách. Toàn bộ quá trình này cần được ghi nhận thành chuỗi hoạt động để bố trí đồ đạc, nội thất phục vụ đúng nhu cầu đó. Nghĩa là họ cần một máy pha cafe và một tủ mini bar, một thùng rác và một chỗ đứng pha chế ngay trong phòng ngủ của mình gần nhà vệ sinh.

Tưởng chừng chúng ta chỉ một phòng ngủ để đáp ứng nhu cầu ngủ là cái giường. Nhưng kỳ thực thì thói quen sinh hoạt của con người luôn thay đổi theo những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Nên việc ta cá nhân hóa nhu cầu là việc vô cùng cần thiết. Để tạo nên những cảm xúc trải nghiệm trong phòng ngủ và những hưng phấn cho ngày mới.

>>> Xem Thêm: Sự Phức Tạp Của Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Biệt Thự Cao Cấp

2.2. Phòng Ngủ Đáp Ứng Những Nhu Cầu Sinh Hoạt Khác Bên Trong

Chúng ta không nên xem phòng ngủ chỉ là nơi để ngủ bởi vì với cuộc sống hiện đại thì phòng ngủ chính là nơi thư giãn, nơi trú ẩn an toàn. Nơi mà cá tính của chủ nhân được thể hiện mà không sợ bị ai soi mói. Nếu tổng thể ngôi nhà thể hiện cá tính của chủ nhân thì phòng ngủ thể hiện cá tính mạnh hơn. Đôi khi những thói quen về làm việc, đọc sách, thiền hay thưởng thức một dòng nghệ thuật nào đó. Hoặc kể cả thói quen tình dục cũng được thể hiện bên trong phòng ngủ.

    • Ví dụ 1: Một cặp vợ chồng có thói quen mát xa cho nhau trước khi ngủ thì có thể nghĩ đến việc bố trí một giường mát xa cho phòng ngủ. Và tất nhiên là kiến trúc sư có thể hỏi chủ nhân của phòng ngủ có cần ghế tình yêu (tantra) hay không. Một số người còn có thói quen sử dụng những đồ chơi tình dục thì họ cần một cái tủ để trưng bày những đồ chơi đó. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến việc ngủ của họ và sự bài trí không gian trong phòng cũng giúp cho các hoạt động này diễn ra thú vị hơn theo hướng nội thất phòng the.
Phòng Ngủ Đáp Ứng Những Nhu Cầu Sinh Hoạt
Phòng Ngủ Đáp Ứng Những Nhu Cầu Sinh Hoạt
    • Ví dụ 2: Một số người có thói quen dậy vào lúc 4 giờ sáng và ngồi thiền sẽ cần một không gian thoáng mát. Và hít thở được không khí trong lành vào buổi sớm nhưng không bị muỗi đốt hay bị mưa tạt. Vậy không gian đó sẽ là một ban công/lô gia nhưng được bao bọc bởi lưới chống muỗi và có mái che để tránh mưa tạt. Có thể bố trí thêm một tiểu cảnh nhỏ để trong lúc họ ngồi thiền có thể nghe được tiếng nước chảy róc rách.
    • Ví dụ 3: Trong một cặp vợ chồng có thói quen phải nhìn thấy nhau mới ngủ được. Nhưng lại có vợ hoặc chồng phải làm việc lệch giờ với đối tác ở một quốc gia khác. Thì cần bố trí phòng ngủ có không gian làm việc được thiết kế kính trong suốt để nhìn thấy nhau và được cách âm để không ảnh hưởng đến người còn lại.
Phòng Ngủ Đáp Ứng Những Nhu Cầu Riêng
Phòng Ngủ Đáp Ứng Những Nhu Cầu Riêng

Từ những ví dụ trên, chúng ta bắt đầu hình dung được rằng việc thiết kế cá nhân hóa phòng ngủ không phải chỉ là việc đặt vào trong đó một cái giường, một cái tủ và một bàn làm việc là xong. Mà việc thiết kế phải là quá trình được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về thói quen ngủ và sinh hoạt của chủ nhân. Để tạo nên một không gian phòng ngủ chỉ dành riêng cho họ và chỉ phục vụ đúng những thói quen đó mà thôi. Dehome gọi những việc làm này là thiết kế kiến trúc cá nhân hóa phòng ngủ.

>>> Xem Thêm: Khám Phá Cách Bố Trí Phòng Ngủ Biệt Thự

>>> Xem Thêm: Bạn Đã Thực Sự Hiểu Rõ Biệt Thự Là Gì Chưa?

5/5 - (14 bình chọn)

Được viết bởi Phạm Thanh Tùng

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Xem thêm bài viết khác: