Với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại, các công việc ngày càng được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. Kéo theo đó là việc quản quản lý thông tin trong quá trình làm việc cũng trở nên ngày càng quan trọng. Quản lý thông tin giúp cả quá trình vận hành xuyên suốt và mượt mà. Kiến trúc, xây dựng nhà ở cũng không tránh khỏi điều này. Công nghệ BIM cho nhà ở sinh ra như một giải pháp để quản lý thông tin và tiến độ tạo nên nhà ở, giúp gia chủ có thể có cái nhìn tổng quan về quá trình hoàn thiện ngôi nhà của mình.
1. Mô Hình Thông Tin Xây Dựng BIM Là Gì?
BIM (Building – Information – Modelling) là một phương pháp tối ưu hóa quá trình thiết kế, thi công và vận hành của công trình kiến trúc. Về cơ bản, BIM được hình thành bởi một mô hình 3D trên máy tính. Trong quá trình làm việc, BIM có thể được nâng cấp bằng cách thêm thông tin như: Thời gian, chi phí sử dụng,…
Sau đó, phần mềm sẽ tính toán để tạo ra một tập hợp các mô hình BIM với thông tin phong phú. Những mô hình BIM này có thể được sử dụng trong suốt vòng đời dự án. Khi đó, các đối tác tham gia vào dự án như: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện nước, gia chủ,… có thể xem xét trước và đánh giá hiệu quả của nó trước khi thực hiện.
BIM phát triển mạnh từ những năm 1990 của thế kỷ trước và đã được một số quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan, Singapore, Nauy,…ứng dụng vào những công trình thực tế.
>>> Xem Thêm: Những Lợi Ích Của Bim Cho Nhà Ở Khi Thiết Kế Kiến Trúc
2. BIM Cho Nhà Ở Là Gì?
Về cơ bản, không có sự khác biệt về bản chất của BIM cho nhà ở và các công trình khác. Vốn dĩ BIM chỉ được dùng cho những công trình lớn, nhiều tầng vì lượng thông tin rất lớn cần xử lý của những công trình đấy. Về nhà ở, nhiều người không muốn áp dụng BIM vì lượng thông tin nhỏ, có thể xử lý dễ dàng, áp dụng BIM vào sẽ tạo cảm giác thừa thãi, bày vẽ, tốn công mà không đạt được kết quả như mong đợi,…
Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm dẫn đến những sai sót trong quá trình thi công nhà ở. Với những công trình ở phân khúc cao cấp, BIM cho nhà ở nếu được áp dụng tốt để quản lý thông tin chặt chẽ thì sẽ giúp công trình xây dựng ít sai sót hơn. Bên cạnh đó, cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho gia chủ và các đơn vị thực hiện công trình.
>>> Xem Thêm: Phân Tích Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Trong Kiến Trúc Là Gì?
3. Mô Hình BIM Cho Nhà Ở Có Thể Được Sử Dụng Cho Việc Gì?
3.1 BIM Cho Nhà Ở Thể Hiện Trực Quan 3D
Ứng dụng cơ bản nhất của một mô hình BIM là tạo ra những hình ảnh thực tế về của ngôi nhà đang trong quá trình thực hiện. Mô hình BIM giúp bạn có cái nhìn trực quan về phương án thiết kế hiện tại, so sánh với những phương án thiết kế khác và quản lý chi tiết quá trình từ thiết kế đến thi công và vận hành công trình.
3.2 BIM Cho Nhà Ở Giúp Quản Lý Sự Thay Đổi
Trong quá trình thiết kế và thi công sẽ luôn có những thay đổi. BIM giúp bạn lưu trữ mọi thông tin về những thay đổi từ đó đánh giá những thay đổi có tác động gì đến ngôi nhà của bạn. Từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quá trình tạo nên ngôi nhà của mình.
>>> Xem Thêm: Hiểu Rõ Hơn Về Thấu Hiểu Nhu Cầu Cá Nhân Hóa Kiến Trúc
3.3 BIM Cho Nhà Ở Giúp Mô Phỏng Ngôi Nhà
BIM sẽ giúp bạn hình dung về ngôi nhà của mình khi xây dựng nên sẽ trở nên như thế nào. Mọi dữ liệu về thiết kế, điện nước, tính bền vững của công trình, đều được mô phỏng để bạn có thể hình dung chi tiết về ngôi nhà tương lai của mình.
3.4 BIM Cho Nhà Ở Giúp Quản Lý Dữ Liệu
BIM có thể tính toán để bạn thấy được những thông tin mà bạn không thể thấy được. Ví dụ như thông tin về nhân công không cần thiết, và bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng đến kết quả của tiến độ thi công dự án. BIM cũng cho phép bạn biết được ngân sách và chi phí của dự án là bao nhiêu để bạn có thể xoay vòng vốn hiệu quả. Đồng thời, BIM cũng giúp giúp giảm chi phí quản lý và thi công của các tòa nhà, chi phí này chiếm nhiều hơn so với toàn bộ chi phí thi công.
>>> Xem Thêm: Những Lợi Ích Của Phương Pháp Phân Tích Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Nhà Ở
4. Việt Nam Và BIM
Là một nước đang phát triển với nhu cầu và số lượng dự án đang xây dựng lớn nên Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong việc ứng dụng mô hình BIM vào thực tế. Với những ứng dụng mang tính tiến bộ vượt bậc trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực xây dựng, BIM đã dần trở thành một xu hướng tất yếu và được áp dụng ở nhiều quốc gia và Việt Nam không phải ngoại lệ.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam hoàn toàn có thể theo kịp trình độ BIM thế giới bằng cách liên tục đón đầu áp dụng các công nghệ tiên tiến. Điều này rất khả thi bởi trình độ, khả năng nhạy bén, tiếp cận và thích ứng của các kỹ sư Việt Nam không hề thua kém các đồng nghiệp ở nước ngoài. Như vậy chiến lược và lộ trình rõ ràng cùng với các biện pháp hỗ trợ phù hợp đưa ra từ các cơ quan quản lý xây dựng sẽ là những yếu tố chủ đạo đảm bảo sự thành công cho việc áp dụng BIM ở Việt Nam.