Nhà ống hiện nay rất phổ biến vì sự tiện lợi của nó, tuy nhiên hầu hết mọi gia chủ đều gặp vấn đề về việc đặt nhà vệ sinh hợp lý và tiện lợi. Vì thế, Dehome sẽ đưa ra một số cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý và khoa học trong bài viết dưới đây.
1. Không Mở Cửa Nhà Vệ Sinh Hướng Ra Ngoài Cửa Chính
Nhà vệ sinh là một nơi riêng tư và không được sạch sẽ so với phần còn lại của ngôi nhà, chính vì thế, vị trí đặt nó nên càng ít gây chú ý càng tốt. Cách tốt nhất để tránh sự chú ý của khách khứa đến nhà vệ sinh là không mở cửa nhà vệ sinh hướng ra ngoài cửa chính.
Vì nhà ống có chiều dài lớn, nên thường những ngôi nhà thường được thiết kế xuyên suốt để không gian trông có vẻ rộng hơn, nên thường bước vào nhà khách khứa có thể thấy xuyên suốt đến tận cuối nhà. Vì thế, nhà vệ sinh với cửa hướng ra ngoài cửa chính, khách khứa dễ dàng nhìn thấy bên trong nhà vệ sinh mỗi khi có người mở cửa, gây mất thiện cảm cho căn nhà của bạn. Bên cạnh đó, nếu mở cửa nhà vệ sinh hướng ra ngoài cửa chính, một số trường hợp mùi hôi trong nhà vệ sinh có thể tràn ra ngoài những không gian khác gây khó chịu cho người sử dụng.
>>> Xem Thêm: Diện Tích Giếng Trời Bao Nhiêu Là Đủ Cho Nhà Phố Xanh Mát?
2. Nhà Vệ Sinh Không Nên Đặt Ở Trung Tâm Nhà
Như đã đề cập ở trên, nhà vệ sinh là nơi riêng tư và không được sạch sẽ, mà trung tâm nhà ống theo thiết kế hiện nay thường được bố trí phòng khách hoặc phòng ăn, là những không gian thường xuyên được sử dụng và yêu cầu sự sạch sẽ, thoáng mát, trong lành cao.
Chính vì thế đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà là một sự lựa chọn không được hợp lý cho lắm. Mùi hôi từ nhà vệ sinh tràn ra khác sẽ khiến những không gian khác ô nhiễm, gây khó chịu và đôi khi là bệnh tật cho những người sử dụng ngôi nhà.
>>> Xem Thêm: Đặt Gương Đúng Phong Thủy – Những Vị Trí Cần Tránh
3. Nhà Vệ Sinh Không Nên Đặt Hướng Thẳng Đầu Giường Hoặc Giữa Phòng Ngủ
Với những phòng ngủ lớn trong nhà ống, để tiện lợi, một số phòng ngủ thường được kết hợp với nhà vệ sinh ngay trong phòng. Đây là một giải pháp hay khi tạo ra sự riêng tư cho người sử dụng, đặc biệt là những gia đình có nhiều thế hệ riêng biệt. Tuy nhiên, có một lưu ý khi sử dụng biện pháp này là không nên mở cửa nhà vệ sinh hướng thẳng vào giường ngủ, đặc biệt là phần đầu giường.
Đầu tiên, việc mở cửa nhà vệ sinh hướng trực tiếp vào giường ngủ sẽ tạo cảm giác bất an khi ngủ cho người sử dụng, dẫn đến giấc ngủ không sâu, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó, việc mở cửa trực tiếp như thế cũng tạo điều kiện cho những khí độc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người sử dụng căn phòng hơn, khiến sức khỏe của họ giảm sút trong thời gian dài.
>>> Xem Thêm: Lưu Ý Quan Trọng Để Cá Nhân Hoá Khi Thiết Kế Hồ Bơi Biệt Thự
4. Diện Tích Nhà Vệ Sinh
Bởi vì đặc điểm chiều ngang nhỏ, hẹp của nhà ống nên việc thiết kế nhà vệ sinh không phải là đơn giản. Diện tích quá lớn làm ảnh hưởng đến không gian còn khi diện tích quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng. Theo kinh nghiệm của Dehome trong quá trình thiết kế nhà ống thì diện tích thích hợp nhất cho nhà vệ sinh là 3m2 với kích thước 2×1.5m. Đây là kích thước phù hợp cho việc bố trí các thiết bị trong nhà vệ sinh một cách hợp lý và thuận tiện cho người sử dụng.
5. Không Đặt Nhà Vệ Sinh Cạnh Phòng Thờ
Trong văn hóa Việt Nam, phòng thờ là nơi thanh tịnh, trang nghiêm còn nhà vệ sinh là nơi ô uế. Chính vì thế, không nói đến phong thủy, việc đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ khiến không khí ô nhiễm từ nhà vệ sinh tràn ra ngoài, gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm, thanh tịnh của phòng thờ. Điều này dẫn đến việc khó chịu cho người sử dụng. Vì thế phòng thờ nên đặt ở vị trí tách biệt hoặc tốt nhất là nên đặt ở vị trí trên cao để tránh những không khí không tốt.
>>> Xem Thêm: Hướng Dẫn Thiết Kế Sân Vườn Biệt Thự Theo Cách Cá Nhân Hoá
6. Lưu Ý Khi Gộp Chung Phòng Tắm, Lavabo Và Bệ Xí Vào Một Không Gian
Hầu hết các gia đình thường gộp chung lavabo, khu vực tắm, bồn cầu vào chung một phòng để có thể tiết kiệm được diện tích. Đây là một giải pháp được nhiều kiến trúc sư sử dụng để tiết kiệm diện tích và công sức thi công.
Tuy nhiên cần lưu ý đến việc chồng chéo về công năng sử dụng trong đó có thể gây ra sự khó chịu khi sử dụng. Do đó, nếu có thể, hãy tách chúng ra thành những không gian riêng biệt để có thể đảm bảo về mặt công năng và số người có thể sử dụng được phòng vệ sinh.
7. Tránh Đặt Nhà Vệ Sinh Lên Trước Nhà
Tương tự với việc đặt nhà vệ sinh tại trung tâm nhà, trước nhà, mặt tiền là nơi đón khách, nơi đặt phòng khách, là những không gian cần sự sạch sẽ, thông thoáng. Chính vì thế không nên đặt nhà vệ sinh ở trước nhà vì mùi hôi từ nhà vệ sinh tràn ra khác sẽ khiến không gian phòng khách tại nơi này bị ô nhiễm.
Trên đây là những chia sẻ về cách bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý và khoa học nhất. Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc bố trí, thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh hợp lý cả về tiện ích, không gian lẫn thẩm mỹ.