Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Ánh Sáng Trong Nhà Sang Trọng

Yếu tố ánh sáng luôn đóng vai trò quan trọng dù trong bất cứ không gian nào, quyết định đến những cung bậc cảm xúc của người sử dụng. Cảm nhận ánh sáng vàng khi bước chân vào một căn phòng tắm, bạn có thể cảm thấy thoải mái và thư giãn. Nhưng nếu cũng căn phòng đó nhưng với ánh đèn chói lóa, bạn sẽ thấy những xúc cảm của mình bỗng trở nên mạnh mẽ hơn bình thường. Chính vì thế, thiết kế ánh sáng cá nhân hóa trong nhà ở là một việc rất quan trọng để tạo nên một ngôi nhà thể hiện được cá tính và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia chủ.

1. Những Nghiên Cứu Về Ánh Sáng

Vào năm 2014, một nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học người tiêu dùng đã chỉ ra rằng: Dưới sự tác động của ánh sáng càng mạnh, cảm xúc của con người sẽ càng bị ảnh hưởng, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.Sáu thí nghiệm đã được các nhà nghiên cứu tổ chức để kiểm tra mối liên hệ giữa cảm xúc của con người với ánh sáng xung quanh. Qua những thí nghiệm, các nhà khoa học nhận ra những người tham gia cảm thấy thoải mái hơn khi được tiếp xúc với ánh sáng có sắc đỏ.

Thiết Kế Ánh Sáng Trong Nhà
Thiết Kế Ánh Sáng Trong Nhà

Ngược lại, họ cảm thấy tiêu cực hơn khi ánh sáng xanh chiếm ưu thế. Ánh sáng càng rực rỡ, cảm xúc của những người tham gia càng trở nên mãnh liệt. Qua đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cả cường độ và màu sắc của ánh sáng đều ảnh hưởng đến cảm xúc của con người.

>>> Xem Thêm: Hướng Dẫn Thiết Kế Ánh Sáng Tự Nhiên Trong Nhà Ở

2. Thiết Kế Ánh Sáng Cá Nhân Hóa Trong Nhà Ở

“Khi thiết kế bất cứ một không gian nào, bạn sẽ cần xác định việc xử lý thiết kế ánh sáng để vận dụng trong không gian đó ngay lập tức. Giả dụ như nếu đó là một không gian văn phòng, thì phần ánh sáng mà bạn định thiết kế cho căn phòng đó cần tạo được sự tỉnh táo để đem đến hiệu quả làm việc tối đa cho người ngồi trong phòng” – trích lời của Rebecca Hadley, quản lý trung tâm giáo dục ánh sáng Eaton’s SOURCE.

    • Ví dụ 1: Bạn cần thiết kế sảnh vào cho ngôi nhà cá nhân hóa của mình. Đây là không gian đầu tiên chịu sự chuyển giao từ ánh sáng ban ngày sang ánh sáng trong ngôi nhà. Đồng thời, đây cũng là nơi đóng vai trò gây ấn tượng đầu tiên với khách khứa đến thăm. Chính vì thế, vào buổi tối, việc thiết kế ánh sáng ở lối vào hợp lý sẽ giúp các vị khách có cảm giác thoải mái và ấm áp khi bước vào trong ngôi nhà được cá nhân hóa của bạn. Trước khi ngủ, ánh sáng tại đây cần được hạ xuống và sử dụng tông màu vàng ấm để mang đến sự ấm áp và thư giãn.
Thiết Kế Ánh Sáng Cá Nhân Hóa
Thiết Kế Ánh Sáng Cá Nhân Hóa
    • Ví dụ 2: Đối với phòng khách trong ngôi nhà được cá nhân hóa của bạn, ánh sáng tại không gian này nên cần có sự êm dịu và ấm áp. Nếu bạn là một đầu bếp hoặc một người thích nấu ăn, khắt khe trong việc chuẩn bị món ăn của mình thì bạn cần quan tâm đến độ sáng mạnh cùng mức độ chính xác của màu ánh sáng cao. Thiết kế ánh sáng trắng cho khu vực bếp giúp bạn dễ dàng quan sát màu sắc của những món ăn một cách chính xác.
Thiết Kế Ánh Sáng Cá Nhân Hóa Nhà Ở
Thiết Kế Ánh Sáng Cá Nhân Hóa Nhà Ở

>>> Xem Thêm: Cách Lựa Chọn Vật Liệu Lợp Mái Nhà Phù Hợp Nhất

3. Những Khu Vực Cần Chú Ý Tới Ánh Sáng Nhất

Bên cạnh ánh sáng tự nhiên thì bất kì không gian sống nào cũng đều cần có một hệ thống ánh sáng nhân tạo. Như vừa đề cập ở trên, bếp có đặc điểm là nơi nấu nướng và đôi lúc là nơi ăn uống của gia đình, nơi mọi người tập trung quây quần sau những giờ làm việc, học tập. Chính vì thế, không gian bếp là một trong những khu vực cần chú ý đến ánh sáng nhất. Ánh sáng cho không gian này cần đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ để mang đến không khí thân tình ấm áp vừa tạo nên sự ngon miệng cho những bữa ăn.

Những Khu Vực Cần Chú Ý Tới Ánh Sáng
Những Khu Vực Cần Chú Ý Tới Ánh Sáng

Để có được một ngôi nhà với tất cả các phòng đều có ánh sáng hợp lý, ngay từ đầu thiết kế nhà đã cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố tự nhiên như hướng ánh sáng, hướng gió, hướng đất để ngôi nhà có sự bố trí hợp lý về thông thủy và có được ánh sáng tự nhiên một cách khoa học, hài hòa nhất.

>>> Xem Thêm: Bật Mí 7 Ý Tưởng Tuyệt Vời Cho Không Gian Dưới Gầm Cầu Thang

>>> Xem Thêm: 7 Lưu Ý Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Khoa Học

5/5 - (13 bình chọn)

Được viết bởi Phạm Thanh Tùng

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Xem thêm bài viết khác: