Hướng Dẫn Thiết Kế Ánh Sáng Tự Nhiên Trong Nhà Ở

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong những công trình kiến trúc, đặc biệt là nhà ở cá nhân hóa. Để có một công trình kiến trúc đẹp, việc vận dụng ánh sáng tự nhiên hợp lý rất quan trọng. Quá nhiều ánh sáng cũng sẽ chói mắt, thừa năng lượng gây lãng phí còn quá ít ánh sáng sẽ khiến công trình bị tối. Vì thế, để thiết kế ánh sáng tự nhiên trong nhà ở cá nhân hóa cần phải kết hợp nhiều yếu tố: Phương thức, hướng và vật liệu lấy sáng.

1. Lựa Chọn Phương Thức Lấy Sáng Đúng Đắn

Lựa chọn phương thức lấy sáng đúng đắn rất quan trọng để quyết định nhà ở cá nhân hóa của bạn có thể hiện được cá tính và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mình hay không. Lựa chọn đúng phương thức lấy sáng mang lại cho bạn một không gian đầy thẩm mỹ và ổn định trong việc sử dụng. Ngược lại, sẽ khiến ngôi nhà của bạn quá sáng hoặc quá tối gây khó chịu trong quá trình sử dụng. Bạn có thể chọn nhiều phương thức lấy sáng như từ bên trên (giếng trời hay cửa lấy sáng trên mái…), ở mặt bên (cửa sổ, các mảng kính cường lực, gạch lấy sáng thay thế cho tường,…) hoặc kết hợp giữa hai loại.

Thiết Kế Ánh Sáng Tự Nhiên
Thiết Kế Ánh Sáng Tự Nhiên

Sử dụng giếng trời là cách đơn giản nhất để lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của bạn. Đây là cách đặc biệt hiệu quả với những ngôi nhà quá dài và bị kẹp giữa hai nhà phố khác nên không thể mở cửa sổ bên. Bên cạnh đó, giếng trời cũng giúp ngôi nhà bạn đối có nhiều khí tươi hơn giúp không gian nhà ở thoáng đãng và tươi mát. Tuy nhiên nếu không được nghiên cứu kỹ lưỡng thì giếng trời dễ gây thừa ánh sáng và gây tốn diện tích. Bạn có thể cân nhắc sử dụng màn che di động để điều khiển lượng ánh sáng vào nhà nếu có ý định sử dụng giếng trời cho nhà ở cá nhân hóa của mình.

Phương Thức Lấy Sáng
Phương Thức Lấy Sáng

Nếu bên cạnh nhà bạn có đủ không gian để mở cửa sổ thì đừng ngần ngại sử dụng tường kính hay những khoảng mở như cửa sổ, ô cửa lấy sáng ở mặt bên ngôi nhà của mình. Những cửa sổ ở bên cạnh nhà giúp nâng cao hiệu quả chiếu sáng và mang thiên nhiên bên ngoài vào trong nhà, đem lại cảm giác thư thái và êm ả. Ngoài ra, việc sử dụng những cửa sổ cũng giúp ngôi nhà thông thoáng và đầy đủ ánh sáng mà không tốn quá nhiều diện tích như giếng trời.

>>> Xem Thêm: Cách Lựa Chọn Vật Liệu Lợp Mái Nhà Phù Hợp Nhất

2. Lựa Chọn Hướng Lấy Sáng Thông Minh

Lựa chọn hướng lấy sáng thông minh giúp ngôi nhà của bạn có thể tiếp nhận đủ ánh sáng tự nhiên, giúp các hoạt động sinh hoạt của bạn được thoải mái. Nhưng cũng có trường hợp ngôi nhà của bạn quay mặt về hướng nắng xấu thì bạn có thể sử dụng lam chắn như một hình thức trang trí và có tác dụng chống nắng. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thì những hệ thống lam có thể xoay được giúp việc thu và chắn sáng được dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Hướng Lấy Sáng Thông Minh
Hướng Lấy Sáng Thông Minh

Bên cạnh việc sử dụng lam thì bạn cũng có thể tính đến việc sử dụng cây xanh như một màn chắn nắng tự nhiên. Ngoài tác dụng che nắng thì cây xanh cũng giúp ngôi nhà của bạn trở nên xanh mát, gần gũi thiên nhiên hơn. Còn nếu trường hợp bất khả kháng và hai biện pháp trên vô dụng thì cách cuối cùng để ngăn cản ánh sáng tự nhiên gây bất lợi vào công trình của bạn là việc sử dụng rèm cửa. Đây là biện pháp đơn giản và nhanh gọn nhất với hệ thống rèm cửa có chiều dài và số lớp đa dạng như hiện nay.

>>> Xem Thêm: Bật Mí 7 Ý Tưởng Tuyệt Vời Cho Không Gian Dưới Gầm Cầu Thang

3. Sử Dụng Vật Liệu Tương Tác Ánh Sáng Phù Hợp

Hiện nay thường có hai loại vật liệu tương tác với ánh sáng: Một là giúp tăng cường và loại còn lại giúp giảm đi tác động của ánh sáng tự nhiên. Những vật liệu như gạch gương, mặt nước, thủy tinh với bề mặt bóng và phản xạ tốt sẽ mang lại cảm giác không gian sáng hơn. Ngược lại, vật liệu có về mặt thô ráp sần sùi và màu tối sẽ giúp ngôi nhà tối hơn.

Ví dụ: Khi thiết kế giếng trời cho nhà ở cá nhân hóa của mình, bạn đặt một tiểu cảnh hồ nước ở dưới. Ánh nắng khi gặp mặt nước bị phản xạ khiến ánh sáng phân tán đều khắp không gian bên dưới. Nếu bạn không muốn quá nhiều ánh sáng vào phòng ngủ thì bạn có thể sử dụng những gam màu trầm, tối cho vật dụng bên trong để giảm bớt cảm giác chói mắt.

Vật Liệu Tương Tác Ánh Sáng Phù Hợp
Vật Liệu Tương Tác Ánh Sáng Phù Hợp

Tùy vào mục đích sử dụng không gian và thời điểm mà chúng ta cần lượng ánh sáng mạnh yếu khác nhau. Vì vậy, vận dụng kết hợp nhiều vật liệu và giải pháp cân bằng ánh sáng mềm dẻo lại với nhau sẽ giúp chúng ta thiết kế ánh sáng tự nhiên trong nhà ở được những không gian thẩm mỹ và tối ưu nhất.

>>> Xem Thêm: 7 Lưu Ý Bố Trí Nhà Vệ Sinh Trong Nhà Ống Khoa Học

>>> Xem Thêm: Diện Tích Giếng Trời Bao Nhiêu Là Đủ Cho Nhà Phố Xanh Mát?

5/5 - (13 bình chọn)

Được viết bởi Phạm Thanh Tùng

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Xem thêm bài viết khác: