Kiến Trúc Là Gì? Thiết Kế Kiến Trúc Là Làm Gì?

Đầu tiên, để các bạn không bị sốc thì Dehome phải nói rằng đây là bài viết nêu ra quan điểm cá nhân của Dehome. Về kiến trúc và thiết kế kiến trúc và không dựa trên hệ quy chiếu của ai khác. Bài viết này không hề có đúng sai, nó là niềm tin, chân lý của Dehome, là lý do Dehome sống với kiến trúc. Nếu bạn cảm thấy điều gì đó sau khi đọc bài viết này thì đừng ngần ngại chia sẻ dưới phần bình luận để chúng ta có thể bàn luận thêm về nó.

1. Thiết Kế Là Gì?

Thiết kế là thực hiện việc suy nghĩ, tưởng tượng kèm với hành động sắp xếp, mưu tính để tạo nên một sản phẩm. Thông thường những sản phẩm đang được thiết kế là những thứ chưa tồn tại ở thực tế. Được hình thành trong suy nghĩ hoặc đang được triển khai trong kế hoạch. Và được thể hiện bằng bản vẽ hoặc bởi một hình dạng khác (mô hình,…).

Ví dụ: Bạn muốn thiết kế một cái ví, đầu tiên, bạn phải tưởng tượng về nó. Về hình dáng, kích thước dài rộng bao nhiêu, màu sắc như thế nào, cảm giác khi cầm nó ra sao… Tiếp đến, bạn sẽ tính toán xem nó cần bao nhiêu ngăn, mỗi ngăn đựng gì, sử dụng từng ngăn ra sao, có thể kết hợp chức năng khác nữa không… Toàn bộ những suy nghĩ đó có thể được thể hiện bằng cách vẽ ra trên giấy hoặc cắt dán mô phỏng…. Sau đó, bạn tiếp tục chỉnh sửa và thay đổi nó nhiều lần dựa trên những mong muốn của chính bạn về cái ví.

Trong một giây (một sát na) bạn có thể ra quyết định ngay vật bạn đang thiết kế phải có kiểu dáng như này, màu sắc như kia mới phù hợp,…Bởi trong thời điểm vô cùng ngắn ngủi đó có vô vàn dữ liệu, tưởng tượng, suy nghĩ, quyết định,… được thực hiện cùng một lúc. Tuy nhiên, việc này cũng có thể kéo dài nhiều tháng hoặc cả năm. Đó chính là thiết kế. Và bạn thường ra được quyết định ngay lập tức khi đang trong trạng thái thiền.

Thiết Kế Là Gì?
Thiết Kế Là Gì?

>>> Xem Thêm: Cách Để Lên Kế Hoạch Làm Nhà Vườn Có Tính Cá Nhân Hóa Cao

2. Kiến Trúc Là Gì? Thiết Kế Kiến Trúc Là Gì ?

Kiến trúc là thực hiện công việc xây dựng dựa trên những ý tưởng (phát kiến). Thiết kế kiến trúc là suy nghĩ, sáng tạo, mưu tính, tưởng tượng, sắp xếp, ra quyết định. Dựa vào việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra bản vẽ xây dựng cho một loại công trình.

Ví dụ: Để thiết kế một công trình nhà ở thì bạn cần tìm kiếm dữ liệu từ khu đất, khí hậu, văn hóa, địa chất,… rồi phân tích nó dựa trên nhu cầu của gia chủ. Song song với việc đó, cần phải tập hợp dữ liệu và làm phân tích nhu cầu của gia chủ dựa vào sở thích, thói quen, văn hóa, tài chính,… rồi đưa ra những đề xuất (phát kiến) về công trình xây dựng bạn đang tưởng tượng trong đầu.

Công trình này có thể được thể hiện bằng những hình vẽ trên giấy, bản vẽ 3D trên máy tính, bằng mô hình hay bất kể điều gì có thể mô tả được tưởng tượng đó. Ví dụ này đang được viết một cách giản lược để các bạn có thể hình dung đơn giản được thiết kế kiến trúc là gì. Biết đâu chính bạn có thể làm việc này.

Kiến Trúc Là Gì?
Kiến Trúc Là Gì?

>>> Xem Thêm: Thiết Kế Kiến Trúc Cá Nhân Hóa Phòng Ngủ Là Gì?

3. Kiến Trúc Sư Là Ai? Năng Lực Thiết Kế Kiến Trúc Đến Từ Đâu ?

Kiến trúc sư là người thiết kế kiến trúc. Năng lực thiết kế kiến trúc đến từ việc bạn có thể làm giảm cái tôi của mình trong thiết kế kiến trúc đến mức độ nào. Khi cái tôi của bạn càng giảm đi thì khả năng thấu hiểu của bạn với khách hàng càng tăng lên. Khi khả năng thấu hiểu tăng lên thì bạn mới có thể tạo ra một công trình kiến trúc phù hợp với nhu cầu sâu thẳm bên trong họ.

3.1 Năng Lực Thiết Kế Kiến Trúc Từ Tình Yêu Và Sự Biết Ơn

Năng lực thiết kế quyết định rất lớn bởi tình yêu và sự biết ơn những tri thức mà ngành kiến trúc đã mang lại cho bạn. Cùng với đó, khả năng vượt qua những trở ngại đến từ việc phải giải quyết nhu cầu của khách hàng. Nhưng bị giới hạn bởi khí hậu, khu đất, tài chính…. sẽ giúp bạn có một góc nhìn về thiết kế trong sáng hơn.

Năng Lực Thiết Kế Kiến Trúc Từ Tình Yêu Và Sự Biết Ơn
Năng Lực Thiết Kế Kiến Trúc Từ Tình Yêu Và Sự Biết Ơn

 

Ví dụ: Bạn thiết kế và thi công cải tạo miễn phí một ngôi nhà của người nghèo. Nguồn kinh phí giới hạn khiến bạn phải vận dụng toàn bộ những năng lực của mình. Để thay đổi ngôi nhà phù hợp hơn với nhu cầu sống của họ. Khi bạn trèo lên mái nhà thay đổi những viên ngói bị vỡ bằng viên ngói lấy sáng. Chủ nhà thấy rằng hành động này làm cho việc sinh hoạt của họ trở nên dễ dàng hơn.

Họ vui mừng và biết ơn bạn nên đã mang cho bạn một món ăn lấy từ vườn của họ. Kèm với một lời cảm ơn khi bạn vừa bước từ trên mái xuống. Ngay lúc đó, bạn thấy được cái đẹp và ý nghĩa của nghề từ sự biết ơn của họ với bạn. Lúc đó bạn cảm thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn. Năng lực thiết kế được hình thành dần bởi những cảm xúc như thế.

>>> Xem Thêm: Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Biệt Thự Là Gì ? Có Gì Đặt Biệt ?

3.2 Năng Lực Thiết Kế Kiến Trúc Từ Khả Năng Quan Sát, Phân Tích, Tưởng Tượng

Năng lực thiết kế đến từ khả năng quan sát, phân tích, tưởng tượng, thử nghiệm (có thể thử nghiệm trong tưởng tượng). Vậy nên, để năng lực thiết kế tăng nhanh thì cần thực hiện những việc trên nhiều lần và liên tục. Nghĩa là bằng cấp hoặc số năm hành nghề không quyết định năng lực thiết kế mà là chính sự trải nghiệm mới quyết định năng lực thiết kế.

Đôi khi những kiến trúc sư không thể giỏi bằng chủ đầu tư trong việc thiết kế ý tưởng một resort năm sao. Đơn giản vì chủ đầu tư đã trải nghiệm nhiều resort năm sao khác rồi. Cũng như kiến trúc sư không thể thiết kế sân bay khi họ không hiểu được vận hành, quy trình, các yếu tố kỹ thuật,… của toàn bộ sân bay.

Khả Năng Quan Sát, Phân Tích, Tưởng Tượng
Khả Năng Quan Sát, Phân Tích, Tưởng Tượng

>>> Xem Thêm: Sự Phức Tạp Của Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Biệt Thự Cao Cấp

3.3 Năng Lực Thiết Kế Kiến Trúc Từ Việc Học Hỏi Không Ngừng

Năng lực thiết kế cũng đến từ việc học. Việc học không phải là bạn đọc một quyển sách, đọc vài tài liệu hay xem một video hoặc hỏi thầy, những việc này chỉ là đang tìm kiếm, thu thập thông tin. Việc học là bạn phân tích thông tin, kết nối các thông tin để hiểu thấu đáo về vấn đề đang tìm hiểu.

Biết là nghe thấy, nhìn thấy, có suy nghĩ về điều đó. Hiểu là nhận rõ bản chất, tường tận về một điều gì đó bằng trải nghiệm. Đa số chúng ta, ngay cả Dehome, thông thường cứ nghĩ rằng mình hiểu thấu đáo một điều gì đó nhưng thực tế chúng ta chỉ đang biết về nó mà thôi. Ngộ nhận này làm chúng ta dừng lại trong việc học. Vậy khả năng học là khả năng ta tìm hiểu thấu đáo một vấn đề chứ không phải là biết.

Thiết Kế Kiến Trúc Từ Việc Học Hỏi Không Ngừng
Thiết Kế Kiến Trúc Từ Việc Học Hỏi Không Ngừng

Ví dụ: Quay lại với việc thiết kế ví, bạn biết cái ví mà bạn đang thiết kế được làm từ những miếng da cắt ghép may lại với nhau bằng chỉ. Như vậy là biết chứ không phải là khả năng thiết kế. Khả năng thiết kế đến từ việc bạn hiểu về các bước thiết kế, hiểu tính chất vật liệu da, hiểu được các kiểu may khác nhau sẽ mang lại thẩm mỹ và độ bền khác nhau. Chắc chắn bạn còn phải lường trước những yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cắt may ví, sử dụng ví. Lúc đó mới là hiểu từng yếu tố trong thiết kế.
Nếu bạn là người yêu thích kiến trúc và nghĩ rằng có thể tự thiết kế công trình của mình thì bạn cần trải nghiệm để hiểu từng yếu tố trong thiết kế. Lúc đó, bạn chính là kiến trúc sư của chính mình.

Trở thành một kiến trúc sư giống như việc tu hành và kiến trúc là tín ngưỡng. Vậy nên, việc thiết kế kiến trúc là hành trình thay đổi để tìm kiếm sự phù hợp, sự thật (chân lý) của công trình cho gia chủ.

5/5 - (15 bình chọn)

Được viết bởi Phạm Thanh Tùng

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Xem thêm bài viết khác: