Hậu Quả Khi Bạn Không Thiết Kế Nhà Ở Theo Hướng Cá Nhân Hóa Kiến Trúc

Cuộc sống càng hiện đại thì con người càng có mong muốn được thể hiện cá tính của mình. Chúng ta muốn sử dụng những sản phẩm được cá nhân hóa cao, phục vụ đúng nhu cầu sử dụng của bản thân. Nếu như người thiết kế không thấu hiểu được nhu cầu thiết kế nhà ở của khách hàng, không thiết kế theo hướng cá nhân hóa kiến trúc thì sẽ có hậu quả như thế nào? Hãy cùng Dehome tìm hiểu nhé

1. Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Nhà Ở Phải Thấu Hiểu Nhu Cầu Thiết Kế Nhà Ở Của Khách Hàng

Thế nào mới là thấu hiểu nhu cầu thiết kế nhà ở của khách hàng? Thấu hiểu nhu cầu thiết kế nhà ở của khách hàng là bạn mô tả được nhu cầu đó một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, không mơ hồ, không áng chừng. Rồi chuyển thể nó thành những thứ (bản vẽ, mô hình, hình ảnh, 3D trên máy tính,…) mà khách hàng có thể nhận thấy đây chính là ngôi nhà mình mơ ước.

Khách hàng thông thường không thể hình dung ra toàn bộ không gian mà họ mong muốn và họ cũng không có đủ chuyên môn kiến trúc để mô tả nó là gì, nó như thế nào. Lúc đó, kiến trúc sư cần hiểu được ngành nghề, độ tuổi, tâm lý,… của khách hàng trước khi bắt đầu lắng nghe nhu cầu của họ. Chỉ khi đó, kiến trúc sư mới hiểu được cách mà khách hàng đang giải thích về nhu cầu của họ. Đó không chỉ là nhu cầu về công năng mà còn là nhu cầu về cảm xúc, cái tôi, thói quen sinh hoạt….

Thiết Kế Nhà Ở
Thiết Kế Nhà Ở
    • Ví dụ: Khi khách hàng nói rằng họ cần một phòng ngủ rộng rãi, thoải mái, to thì đó chỉ là những yêu cầu về chất. Công việc của kiến trúc sư là mô tả nhu cầu đó thành những dữ liệu cụ thể để sử dụng cho việc thiết kế kiến trúc. Đó là câu hỏi về định lượng như: Anh chị muốn nó giống với phòng ngủ của khách sạn nào? Diện tích phòng ngủ bao nhiêu mét vuông? Anh chị muốn có những đồ đạc gì trong phòng? Số lượng của các món đồ trong phòng là bao nhiêu?… Đôi khi kiến trúc sư còn cần phải hỏi khách hàng cần để bao nhiêu bộ đồ trong tủ quần áo, thói quen trang điểm của họ ra sao. Để thiết kế ra một bàn trang điểm phù hợp với thói quen trang điểm của họ,…

Ngoài những câu hỏi định lượng như trên, kiến trúc sư cần hỏi khách hàng những câu hỏi về cảm xúc và thói quen của khách hàng. Như: Anh chị muốn cảm giác của mình như thế nào khi vừa mở mắt tỉnh dậy vào buổi sáng? Thói quen mặc đồ và trang điểm của anh chị như thế nào? Trang điểm trước mặc đồ sau hay mặc đồ trước trang điểm sau?…

>>> Xem Thêm: Những Lợi Ích Cá Nhân Hoá Kiến Trúc Nhà Ở Mang Lại Cho Bạn

2. Những Hậu Quả Khi Bạn Không Sở Hữu Ngôi Nhà Mang Tính Cá Nhân Của Mình

Nếu bạn sở hữu được ngôi nhà mang tính cá nhân hóa cao thì bạn đang nắm giữ một không gian sống của riêng mình nơi thể hiện được cá tính của bản thân, truyền tải được các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ngược lại, nếu bạn sống trong một ngôi nhà theo phương pháp thiết kế nhà ở  đại trà. Thì Dehome nghĩ rằng, sẽ có một số hậu quả như sau và nên nhớ rằng hậu quả này có thể kéo dài đến khi bạn chuyển đến ngôi nhà khác.

2.1. Bạn Không Thể Hiện Được Cá Tính Của Mình Trong Không Gian Ở

Mỗi cá nhân đều có một cá tính riêng, khác biệt thể hiện qua tính cách, thói quen sinh hoạt, thói quen sử dụng đồ đạc với những ngành nghề khác nhau. Vậy nên, mỗi ngôi nhà phải thể hiện được đúng cá tính đó. Nếu bạn đang ở trong một ngôi nhà không cảm thấy thoải mái ở mọi nơi, mọi chỗ thì đó chính là việc bạn chưa ở trong một ngôi nhà thể hiện được cá tính của mình.

Ví dụ: Bạn là người hướng nội, thích đọc sách trong khi đang nghe nhạc nhẹ, đôi khi lại uống trà đàm đạo với bạn bè. Lúc đó, bạn có thể cần một phòng đọc sách. Và nếu bạn cũng là một người yêu thích thiên nhiên, thích những cây bonsai có những tư thế độc đáo thì bạn sẽ thích phòng đọc sách đó được hướng ra một khu vườn đầy cây bonsai. Còn nếu bạn là người có niềm đam mê về uống trà, thưởng trà thì đôi khi bạn cần bố trí thêm bàn, cấp nước, cấp điện vào vị trí uống trà. Toàn bộ những nhu cầu này đang thể hiện cá tính của bạn trong việc đọc sách, thưởng trà.

Cá Tính Của Mình Trong Không Gian Ở
Cá Tính Của Mình Trong Không Gian Ở

Hãy tưởng tượng bạn cần có những không gian như vậy để thể hiện nhu cầu khác của mình nhưng lại không được đáp ứng. Như vậy, bạn có đang thực sự được sống, trải nghiệm trong không gian của mình không. Hay mỗi lần uống trà, đọc sách bạn không thể tập trung được vì không có bối cảnh để thưởng trà. Đôi khi, chi tiết của một chiếc ghế, một họa tiết trên tường hay màu sắc của ánh sáng vào buổi tối không hợp ý cũng làm cho bạn bị khó chịu, tụt hứng, không phiêu được khi thưởng trà.

Đây chỉ là một ví dụ cho một không gian không thể hiện được cá tính của bạn khi sinh hoạt hàng ngày. Nếu cả ngôi nhà đều không thể hiện được cá tính của bạn thì chắc chắn rằng, bạn sẽ có cảm giác không thực sự được sống trong không gian đó.

2.2. Bạn Liên Tục Bị Những Cảm Xúc Tiêu Cực

Nếu không gian sống của bạn không được cá nhân hóa cao mà người thiết kế lại đưa quá nhiều tư duy của mình vào không gian đó thì rất dễ dẫn đến hậu quả là bạn liên tục bị những cảm xúc tiêu cực trong lúc sinh hoạt.

Ví dụ: Một ví dụ đơn giản đó là bạn là một người thường xuyên phải đứng bếp, có thói quen nấu những món bánh thì bạn cần có một tủ khô chứa nguyên liệu, một cái cân để định lượng nguyên liệu, một cái bàn để nhào bột, một cái tủ có nhiều ngăn để ủ bột, một bếp nướng để nướng bánh (bếp điện hoặc bếp than). Toàn bộ những điều này thể hiện một thói quen làm bánh vào thứ bảy, chủ nhật của bạn để gia đình thưởng thức. Nếu một khu bếp không được cá nhân hóa cao theo nhu cầu làm bánh thì bạn sẽ liên tục có những cảm xúc tiêu cực khi đứng bếp làm bánh. Đôi khi nó chỉ vì độ cao của bệ bếp, thiếu ổ điện để cắm máy hay thiếu không gian để nhào bột,… Những cảm giác tiêu cực liên tục xảy ra sẽ khiến món bánh của bạn không còn ngon nữa.

Bạn Liên Tục Bị Những Cảm Xúc Tiêu Cực
Bạn Liên Tục Bị Những Cảm Xúc Tiêu Cực

Từ ví dụ trên chúng ta có thể kết luận được rằng đừng coi nhẹ việc thiết kế. Khi chúng ta thấu hiểu được nhu cầu thì việc tạo ra một không gian để phục vụ những thói quen sinh hoạt là vô cùng cần thiết bởi vì những cảm xúc tích cực trong lúc sinh hoạt sẽ dẫn đến năng lượng tích cực, sự thỏa mãn nhất định, cảm giác thành công và hạnh phúc.

>>> Xem Thêm: Vì Sao Kiến Trúc Sư Không Nên Đưa Cái Tôi Vào Thiết Kế Nhà Ở

2.3. Bạn Luôn Cảm Thấy Thiếu Không Gian Sử Dụng Trong Nhà Ở

Dehome hiểu rằng, dù bạn đang sống trong một ngôi nhà nào đó, căn hộ hay biệt thự, thì bạn luôn cảm thấy thiếu không gian sử dụng hoặc không được đáp ứng một nhu cầu nhỏ nào đó.

    • Ví dụ 1: Bạn và gia đình có thói quen cùng nhau vào bếp nấu ăn. Lúc đó, ở trong khu vực bếp có đến bốn người cùng tham gia. Nhưng ban đầu chúng ta không cụ thể hóa nhu cầu dẫn đến việc thiết kế không gian nấu bếp chỉ dành cho tối đa hai người. Như vậy, trong lúc đứng nấu, các thành viên sẽ luôn có cảm giác chật chội, các không gian để chuẩn bị, sơ chế đồ ăn, nấu ăn, trang trí món ăn,… bị thiếu chỗ để đứng.
Thiếu Không Gian Sử Dụng Trong Nhà Ở
Thiếu Không Gian Sử Dụng Trong Nhà Ở
    • Ví dụ 2: Vợ chồng bạn có một thói quen là cùng thức dậy vào buổi sáng, cùng vệ sinh cá nhân trong phòng vệ sinh để có thể cùng trò chuyện vào những phút giây đầu ngày. Như vậy, bạn sẽ cần hai cái lavabo với khoảng cách đủ rộng để hai người có thể đứng mà không bị chạm tay vào nhau. Bạn cũng cần một không gian tắm mà khi có một người đang đứng ở lavabo hay đang đi vệ sinh vẫn có thể nói chuyện với người đang tắm.

Khi chúng ta bóc tách từng thói quen và nhu cầu sinh hoạt của mỗi cá nhân trong gia đình thì chúng ta mới có thể cá nhân hóa nhu cầu đó trong một không gian sống. Lúc đó, mọi cảm xúc được sinh ra đều làm cho bạn cảm thấy ngôi nhà đó dành riêng cho chính mình và gia đình.

2.4. Ngôi Nhà Không Đáp Ứng Được Nhu Cầu Của Bạn Trong Tương Lai

Thông thường chúng ta có những dự định trong tương lai về cuộc sống của mình. Các dự định về cuộc sống, công việc, học tập,… dẫn đến nhu cầu về không gian sống khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể.

    • Ví dụ: Bạn đang có một đứa con và dự kiến 3-5 năm nữa sẽ sinh thêm một đứa nữa. Thì khi thiết kế nhà ở, bạn cần phải chuẩn bị đủ không gian sinh hoạt cho hai đứa trẻ như: Phòng ngủ, không gian chơi chung đủ rộng, phòng vệ sinh có kích thước phù hợp với những đứa trẻ.
Nhu Cầu Của Bạn Trong Tương Lai
Nhu Cầu Của Bạn Trong Tương Lai

Nếu bạn không hoạch định trước những nhu cầu của mình thì bạn luôn phải suy nghĩ về việc cải tạo ngôi nhà hiện tại của mình để phù hợp với nhu cầu phát sinh trong tương lai. Việc này làm bạn mất thời gian (đau đầu suy nghĩ về việc cải tạo, không tập trung vào công việc hiện tại) và tốn thêm tiền (việc cải tạo luôn tốn công và tiền bạc hơn xây mới từ đầu). Vậy nên việc hoạch định nhu cầu vô cùng quan trọng trong việc thiết kế nhà ở theo hướng cá nhân hóa.

>>> Xem Thêm: Nhu Cầu Cá Nhân Hoá Kiến Trúc Nhà Ở Của Gia Chủ

2.5. Bạn Sẽ Cảm Thấy Không Gian Sống Của Mình Kém Chất Lượng

Theo Dehome, chất lượng sống của bạn được quyết định bởi các yếu tố: Tính cá nhân hóa cao, độ thông thoáng, các vật liệu không gây hại cho sức khỏe, nhà ở làm gia tăng sức khỏe,… Chất lượng sống của bạn được đảm bảo khi một thiết kế được nghiên cứu một cách nghiêm túc từ các yếu tố bên ngoài tác động vào công trình. Như: Nắng, mưa, gió, địa chất, âm thanh, ánh sáng,… Những bảng đánh giá trước khi thiết kế này nhằm tận dụng năng lượng tự nhiên và giảm thiểu các tác động xấu vào không gian sống.

    • Ví dụ 1: Trên thị trường gần đây xuất hiện một số loại sơn có thể hấp thụ được CO2 và không chứa những chất gây ung thư như sơn thông thường.
Không Gian Sống Chất Lượng
Không Gian Sống Chất Lượng
    • Ví dụ 2: Việc một thiết kế nhà ở tốt giúp căn nhà của bạn thông thoáng, đủ Oxy để bạn hít thở sẽ giúp bạn minh mẫn, khỏe mạnh và sảng khoái hơn. Còn với những đứa trẻ sơ sinh khi được hít thở đủ lượng Oxy thì não bộ của chúng sẽ phát triển hơn những đứa trẻ sống trong môi trường không đủ Oxy và đương nhiên sức khỏe của chúng cũng tốt hơn. Các bạn sẽ thấy những đứa trẻ ở vùng biển hay trên núi cao sẽ luôn khỏe mạnh hơn những đứa trẻ trong thành phố đông đúc có chất lượng không khí không tốt. Thêm một điều nữa, những đứa trẻ sống trong môi trường điều hòa thường xuyên sẽ có sức khỏe không tốt bằng những đứa trẻ sống trong không gian thông thoáng.

Bạn có thể có rất nhiều tiền, bạn có thể sở hữu những ngôi nhà trong những tòa chung cư cao cấp hay trong những căn biệt thự cao cấp. Nhưng nếu không gian sống đó không thực sự được cá nhân hóa cho bạn và có chất lượng sống cao thì thực sự bạn không có môi trường sống tốt bằng những người đang sở hữu những ngôi nhà lá ở trên núi nhưng chính họ là người tạo ra nó. Để kết hợp được chất lượng sống cao và tính cá nhân hóa vào trong một ngôi nhà ở đô thị thì ngôi nhà đó cần được nghiên cứu, phát triển và chuẩn hóa thành những tiêu chuẩn thiết kế riêng biệt. Lúc đó, bạn mới thực sự sở hữu một ngôi nhà cá nhân hóa chất lượng sống cao.

5/5 - (11 bình chọn)

Được viết bởi Phạm Thanh Tùng

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Xem thêm bài viết khác: